Chiến dịch thứ nhất Chiến_tranh_Hán-Hung_Nô

Đất nước Hung Nô

Hung Nô thời Chiến Quốc.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, thủy tổ của người Hung NôThuần Duy, con cháu các vua nhà HạTrung Quốc[1]. Vào thời Thương, Chu, Hung Nô cùng các bộ tộc Sơn Nhung, Hiểm Doãn, Huân Chúc định cư ở vùng phía bắc Trung Nguyên. Họ sống theo lối du mục, của cải của họ chủ yếu là các loài gia súc như ngựa, cừu, trâu, lừa... Cho đến nay, người ta chỉ biết rất ít về tiếng nói và chữ viết của người Hung Nô các nguồn tài liệu nói về họ chủ yếu lấy từ sử sách của Trung Quốc. Họ đa số là những người giỏi bắn cung, cưỡi ngựa, đí săn để kiếm sống và sống theo lối du mục, không có nơi ở nhất định. Vào thời nhà Chu, thỉnh thoảng cũng có xảy ra xung đột với các bộ lạc ở phía tây bắc như Khuyển Nhung, Xích Địch, Bạch Địch, Tiên Ngu, Đại Lệ, Nghĩa Cừ, Ô Thị...[2][3][4]. Sang thời Chiến Quốc, các nước Trung Nguyên như Tần, Triệu, Yên cũng nhiều lần giao tranh với quân đội của các bộ lạc này.

Vạn Lý trường thành.

Sang thời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng tích cực mở rộng thế lực lên phía bắc, cử Mông Điềm trấn thủ phía bắc[5] và cho xây Vạn Lý trường Thành để phòng chống Hung Nô tràn sang. Thời điểm đó Hung Nô không ngừng dẫn quân xuôi dòng Hoàng Hà, xâm nhập vào Trung Nguyên. Có lúc quân tiên phong của họ chỉ cách Hàm Dương vài trăm dặm. Điều này khiến cho vùng biên ải của nước Tần bị uy hiếp nghiêm trọng.

Trong thời gian hơn một năm, Mông Điềm đã chỉ huy quân Tần đánh lui quân Hung Nô ở phía bắc, giành được thắng lợi, mở mang đất đai cho nhà Tần và chiếm được đất, thiết lập quận huyện tại Hung Nô

Sang thế kỉ thứ ba trước Công nguyên, Cuối cùng các bộ tộc này liên kết lại với nhau, thành nhà nước Hung Nô dưới sự chỉ huy của một thiền vu. Vị thiền vu đại tài của Hung Nô vào đầu Thế kỉ II TCB là Mặc Đốn. Ông rèn luyện tất cả các bộ lạc để chuẩn bị cho chiến tranh và luôn chấp hành theo mọi mệnh lệnh của ông. Ông được những người khác tôn trọng và không ai có thể thách thức quyền lực của ông. Sau khi đã sẵn sàng cho chiến tranh, ông bắt đầu các cuộc chinh phục.

Nguyên dưới thời nhà Tần đã cho xây Vạn lý trường thành để ngăn chặn quân Hung Nô tràn sang Trung Nguyên. Nhưng khi nhà Tần suy yếu thì Hung Nô lại được dịp nổi lên. Năm 208 TCN, Mặc Đốn dẫn quân chinh phạt Đông Hồ, đánh bại các bộ tộc khác sống tại miền bắc Trung Nguyên như Đinh Linh, Nguyệt Chi. Sau các cuộc chinh phục này, tất cả các tù trưởng Hung Nô đã chịu phục tùng ông. Hung Nô trở nên lớn mạnh.

Nguy khốn ở Bình Thành

Bài chi tiết: Trận Bạch Đăng

Năm 202 TCN, sau khi đánh bại được quân Sở do Hạng Vũ chỉ huy, Lưu Bang lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đại nhà Hán. Một năm sau đó, 201 TCN, Mặc Đốn mang quân vây đánh Mã Ấp. Quân của Hàn Vương Tín đóng ở Mã Ấp không chống nổi, nhiều lần phải cầu hoà với Mặc Đốn. Lưu Bang sai tướng đi cứu Thái Nguyên, nghe tin Hàn vương cầu hòa Hung Nô, nên nghi Hàn vương làm phản, sai sứ đến khiển trách ông. Hàn Vương Tín quá lo sợ, bèn quay sang đầu hàng Hung Nô, dâng Mã Ấp cho Mặc Đốn và cùng Hung Nô đánh Hán[6].

Mùa đông năm 200 TCN, Hán Cao Tổ đích thân dẫn 32 vạn quân ra quân đánh Hung Nô và nước Hàn, gặp quân Hàn Vương Tín. Hai bên kịch chiến ở Đồng Đề. Hàn vương Tín thua trận bỏ chạy sang Hung Nô. Sau đó quân Hán tiến sang Chí Bình[7] thì gặp và giao chiến với quân của Mặc Đốn gồm 40 vạn tinh binh. Hai bên giao chiến ở Bạch Đăng[8]. Quân Hung Nô chỉ với 300 000 người bao vây 700 000 quân Hán ở Bình Thành. Trước tình thế nguy ngập, Cao Tổ bị cắt nguồn tiếp tế và cứu trợ trong 7 ngày, trong hoàn cảnh rất nguy khốn. Ông theo lời của Trần Bình sai người đến thuyết phục vợ Mặc Đốn là Yên Chi tác động, Mặc Đốn mới rút quân.

Chính sách hòa thân

Hai năm sau thất bại ở Bình Thành, năm 198 TCN, Hán Cao Tổ quyết định đề nghị giảng hòa, lấy Trường Thành làm giới tuyến giữa hai bên.nhân nhượng họ bằng cách gả con gái các gia đình quý tộc và cung cấp cống phẩm hàng năm cho các tù trưởng Hung Nô để đổi lấy hòa bình giữa hai bên. Theo đó mỗi năm nhà Hán phải cống nộp cho Hung Nô ngũ cốc, lương thực và gả con gái quý tộc cho người Hung Nô. Sử ký còn ghi lại trong những năm từ 192 TCN đến 176 TCN, Mặc Đốn đã được nhà Hán gả cho ba vị công chúa, sang thời con ông ta là Lão Thượng (176 TCN - 162 TCN) thì con số này là hai và đến thời thiền vu Quân Thần thì tiếp tục lấy được 5 vị công chúa nhà Hán.

Những năm tiếp theo, Mặc Đốn tuy ít động binh xuống phía nam nhưng luôn tỏ thái độ khiêu khích. Dưới thời Lã Hậu nắm chính, Mặc Đốn từng gửi một bức thư bị đánh giá là có lời lẽ dâm dật[1] như sau:

Ông vua cô độc buồn rầu, sinh ra ở nơi đầm lầy, lớn lên ở nơi thảo dã bò ngựa, mấy lần đến biên giới muốn chơi Trung Quốc. Bệ hạ[ thì buồn bã một mình. Hai chúa không vui, không có gì để giải buồn. Xin lấy cái có để đổi lấy cái không.

Lã thái hậu đọc thư rất tức giận, định điều binh đánh Mặc Đốn nhưng nghe theo lời Trần Bình, đành thôi.

Sang thời Hán Văn Đế (180 TCN - 157 TCN) vào năm 177 TCN, quân Hung Nô sang xâm phạm biên giới, Văn Đế ra lệnh cho thừa tướng Quán Anh 85000 quân đánh dẹp, tiến vào lãnh thổ Cáo Nô[9], đánh bại và buộc quân Hung Nô rút về.[10]

Sau đó Hán Văn Đế bổ nhiệm thêm Chu Xá làm Vệ tướng quân, Trương Vũ làm Xa kỵ tướng quân đóng ở quanh sông Vị với vài chục vạn quân. Khi Hung Nô lại xâm phạm, ông sai Trương Tương Như, Đổng XíchLoan Bố làm tướng đi đánh, đuổi được Hung Nô ra ngoài biên giới. Ngoài ra hai bên chỉ chạm trán ở một số trận đánh nhỏ và nhà Hán vẫn phải dùng chính sách hòa thân với Hung Nô.